Brexit có thật sự đáng lo như bạn nghĩ?

Ngày 29 tháng 3 vừa qua, chính phủ Anh đã “kích hoạt” điều 50 Lisbon (điều khoản trong hiệp định EU quy định thủ tục để một thành viên rời khối liên minh), khởi động tiến trình tách khỏi EU.

EU từ lâu đã là một “ngôi nhà chung” cho 27 nước Châu Âu, nhưng sau khi nước Anh giáng một đòn mạnh về việc “dứt áo ra đi”, những hệ luỵ lâu dài của Brexit vẫn như một câu hỏi chưa có lời giải đáp. Tuy nhiên, trước mắt thì nhà nước Anh sẽ phải mất hai năm, đến tháng Tư năm 2019, để dàn xếp điều khoản mới (các chính sách mậu dịch) với nước thành viên và cả những nước thuộc khối Thịnh vượng chung như Úc, New Zealand và Canada.

Với tương lai vô định của nước Anh và các nước còn lại trong khối EU, đặc biệt là khi Anh đang phải cố gắng “xoa dịu” những bất ổn do Brexit gây ra bằng các  hiệp định và chính sách thì thật khó để dự đoán được tác động của hậu Brexit đến 26 quốc gia còn lại.

Tuy vậy, một trong những lý do thôi thúc người dân Anh đi đến quyết định chính là tình trạng nhập cư ồ ạt – một chủ đề không khi nào ngừng “nóng” trong các cuộc tranh luận. Một mối bận tâm khá nhạy cảm trong thời điểm này có lẽ phải kể đến môi trường giáo dục toàn cầu. Anh Quốc luôn tự hào về hệ thống giáo dục hàng đầu trên thế giới, thêm vào đó, không ít trường đại học ở Anh được xếp hạng top các trường học có chất lượng tốt nhất.

Hơn nữa con số sinh viên quốc tế“khủng lồ” theo học ở “xứ sở sương mù” còn là thước đo giúp công dân và bộ máy chính quyền Anh khẳng định giá trị và vị thế của mình. Nhiều ý kiến cho rằng bộ phận người dân ủng hộ Brexit bởi vấn đề nhập cư đã không có cái nhìn khách quan với du học sinh lẫ n nguồn nhân lực chân chính tại đất nước này. Không ít người lo lắng hiệu ứng “domino” sẽ xảy ra khi cánh cửa cơ hội việc làm từ các cơ quan, tổ chức chính phủ Anh dần khép lại với sinh viên quốc tế trong tương lai.

Nhưng trên thực tế, việc phá bỏ quan hệ với đồng minh Châu u là tiền đề mang đến nhiều lợi ích cho sinh viên với mục tiêu biến Anh trở thành quốc gia “đáng sống” hơn nữa. Thủ tục xét visa ưu tiên (SVP), xin việc hay thậm chí miễn giảm học phí theo đó cũng sẽ đơn giản hơn trước.

Chính phủ Scotland đã xác nhận rằng học phí cho sinh viên quốc tế sẽ không tăng ít nhất đến năm 2022. Mọi sự thay đổi hay quyết định của hầu hết trường công lập hay cơ quan nhà nước đều phụ thuộc vào các hiệp định thương mại và tự do đi lại trong vòng hai năm tới.

Điều bạn hoàn toàn có thể yên tâm trong “cơn địa chấn” Brexit này là danh tiếng, chất lượng lẫn mối quan hệ của các trường đại học ở Anh sẽ mãi trụ vững, không những thế, du học sinh còn luôn được chào đón trong môi trường học tập cởi mở của họ.

Dù con đường phía trước có nhiều thử thách thì Anh Quốc vẫn mang trong mình đầy hi vọng về nền giáo dục toàn cầu bậc nhất thế giới.