Du học ngành kỹ thuật? Phân loại đơn giản 5 ngành chính

Kỹ thuật là một lĩnh vực có phạm trù đào tào rất rộng, bao trùm lên hàng loạt các ngành công nghiệp. Sinh viên các ngành kỹ thuật khác nhau nhưng lại có nhiều điểm chung với nhau, một người kỹ sư giỏi thường luôn là người giỏi giải quyết vấn đề, có thế mạnh về toán học, có hiểu biết rộng về vật lý và thuộc nhóm người tận tụy, tâm huyết với công việc.

Tùy theo tính chất ngành mà các kỹ sư còn có thêm các tốt chất khác như: khả năng thiết kế, hiểu biết thành thạo về hóa học, hoặc chuyên môn sâu về khoa học máy tính. Nếu bạn thấy mình hứng thú và có tiềm năng theo đuổi các ngành kỹ thuật, thì có thể tìm kiếm nhanh các phân nhánh kỹ thuật và bằng cấp trên thế giới ở StudyPunk’s degree search.

Các ngành kỹ thuật thường được chia làm 5 mảng:

  • Kỹ thuật Hóa học (Chemical Engineering)
  • Kỹ thuật Dân dụng (Civil Engineering)
  • Kỹ thuật Điện/ Điện tử (Electronic/ Electronical Engineering)
  • Kỹ thuật Vật liệu & Khoáng sản (Materials and Mineral Engineering)
  • Kỹ thuật Cơ khí (Mechanical Engineering)

Sinh viên thường phải chọn giữa một trong năm mảng để học đại học. Tuy nhiên, một số trường lại áp dụng chương trình đào tạo kỹ thuật tổng quát vào hai năm đầu, rồi mới buộc sinh viên chọn chuyên ngành vào năm thứ ba. Các công ty rất có thiện cảm với nhóm kỹ sư có kiến thức tổng quát về kỹ thuật đa ngành, chứ không chỉ chọn những ứng viên có chuyên môn ngành sâu, nên đừng quá lo lắng nếu bạn vẫn chưa thực sự chắc chắn về chuyên ngành mà mình thích.

1. Kỹ thuật Hóa học – Chemical Engineering

Đúng như tên gọi, ngành này tìm hiểu về sự phát triển của các nguyên liệu thô thông qua các quá trình hóa học, ví dụ như hóa dầu thành nhựa. Các kỹ sư hóa học sẽ nghiên cứu để sản xuất ra các vật liệu mới và các hợp chất hữu ích cho xã hội, từ những thành phần hóa học hoặc sinh học cơ bản.

Thực ra, Kỹ thuật Hóa học là một nhóm ngành rất rộng, với vô vàn loại hình vật liệu đa dạng như: thực vật, thực phẩm, dầu, dược phẩm, nhiên liệu và công nghệ nano.

Kỹ sư Hóa học thường là người:

  • Có tư duy phân tích nhạy bén
  • Yêu thích hóa học
  • Hứng thú với các quá trình công nghệ phát triển các sản phẩm ứng dụng trong đời sống hàng ngày

2. Kỹ thuật Dân dụng – Civil Engineering

Các kỹ sư dân dụng là người thiết kế, quy hoạch và xây dựng đường sá, đường ray, trường học, văn phòng, bệnh viện… Họ làm việc cùng với các nhà quy hoạch, kiến trúc sư và các đội xây dựng.

Quy mô của dự án cũng rất đa dạng, có thể từ rất nhỏ như làm một con đường, cũng có thể rất lớn như xây dựng hệ thống giao thông của cả nước hoặc thiết kế hệ thống cung cấp nước sạch cho cả thành phố.

Kỹ sư Dân dụng thường là người:

  • Yêu công việc thiết kế và xây dựng
  • Quan tâm đến máy móc, thủy lực và khoa học vật liệu
  • Hứng thú với các vấn đề về hạ tầng

3. Kỹ thuật Điện/ Điện tử – Electronic/ Electronical Engineering

Các kỹ sư trong ngành này thường có nhiệm vụ thiết kế, phát triển và thử nghiệm các thành phần, thiết bị, máy móc hoặc hệ thống chạy bằng năng lượng điện.

Các kỹ sư điện tập trung chủ yếu vào sản xuất và cung ứng hệ thống điện ở quy mô lớn, còn các kỹ sư điện tử tập trung vào các thiết bị nhỏ hơn, ví dụ như các thiết bị trong máy tính.

Kỹ sự Điện/ Điện tử thường là người:

  • Quan tâm đến cách vận hành của các hệ thống điện hoặc các thiết bị điện tử
  • Mong muốn phát triển công nghệ
  • Đưa ra các ý tưởng cải tiến máy tính hoặc các hệ thống điện

4. Kỹ thuật Vật liệu và Khoáng sản – Materials and Mineral Engineering

Kỹ thuật Vật liệu bao hàm một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn, thường là nghiên cứu các cách cải thiện vật liệu. Ví dụ như làm thế nào để tìm ra một vật liệu tốt hơn, rẻ hơn và bền hơn để cải tiến sản phẩm.

Kỹ thuật Khoáng sản nghiên cứu về địa chất, cơ học đá, thiết kế kỹ thuật, kinh tế, khảo sát và quản lý. Ngành học này có thể cho bạn cơ hội tập trung vào phân tích các vụ nổ, tiến hành các cuộc khảo sát trên mặt đất hoặc dưới lòng đất, điều ta về các tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn, hoặc theo dõi các mạng lưới thông gió, cơ học đá hoặc công nghệ chế biến khoáng sản.

Kỹ sư Vật liệu và Khoáng sản thường là người:

  • Muốn tạo ra các sản phẩm mới rẻ hơn hoặc an toàn hơn
  • Muốn cải thiện môi trường và công nghệ tái chế
  • Thường nghĩ về các cách chế tạo hoặc cải thiện sản phẩm

5. Kỹ thuật Cơ khí – Mechanical Engineering

Trong văn hóa ngôn ngữ thường ngày, từ ‘kỹ thuật’ thường được người ta sử dụng thực ra là mảng ‘Kỹ thuật Cơ khí’. Các kỹ sư cơ khí tham gia vào khắp các ngành nghề như: không gian vũ trụ, tự động hóa, xây dựng, chế tạo, đường tàu và nhiều hơn lĩnh vực khác.

Nói chung, kỹ thuật cơ khí là ngành xây dựng các sản phẩm từ các bộ phận nhỏ, kết nối các chiết tiết để làm nên máy móc và phương tiện. Một kỹ sư cơ khí có thể thiết kế động cơ xe hơi, một nhà máy điện, một robot, một vũ khí, một con tàu và gần như mọi thứ.

Kỹ sư cơ khí thường là người:

  • Yêu thích khám phá quy trình lắp đặt các thành phần cơ khí vào với nhau để tạo ra sản phẩm
  • Mong muốn đi đầu trong sáng tạo
  • Thích phát triển các máy móc phức tạp để làm cho cuộc sống đơn giản hơn

Tất nhiên lĩnh vực kỹ thuật không chỉ giới hạn ở năm ngành trên. Nhiều ngành học kỹ thuật khác như: Kỹ thuật Máy bay, Kỹ thuật Máy tính, Quản lý Kỹ thuật, Kỹ thuật Môi trường, Kỹ thuật Năng lượng, Kỹ thuật Y sinh, Thiết kế Công nghiệp… Nếu bạn đang tìm một khóa học về kỹ thuật, hãy các công cụ miễn phí trên trang NewEngineer.com để tìm hiểu và lựa chọn nhiều học bổng và chương trình đào tạo kỹ thuật trên khắp thế giới.