Hẳn đây là thông tin thú vị nhất với các game thủ. Các trường đại học và cao đẳng trên toàn cầu, đặc biệt ở Mỹ và Hàn Quốc – nơi đang phát triển các chương trình dành cho game thủ muốn phát triển ‘sự nghiệp cày game’ lên mức chuyên nghiệp.
Các cuộc thi đấu game – gọi là eSports – bắt đầu bùng nổ ở quy mô lẫn trình độ chuyên nghiệp vào cuối những năm 2000 và dần được đông đảo công chúng cùng cộng đồng game thủ theo dõi, thu hút ngày một nhiều các nhà tài trợ lớn.
Một số viện đại học và cao đẳng tên tuổi đã bắt đầu đưa ra các gói học bổng giá trị dành cho game thủ với mong muốn thế hệ game thủ thành công và nổi tiếng sẽ góp phần quảng bá cho trường.
eSports trở thành thể thao thực thụ
Ủy ban Quốc tế Olympic 2017 đã thừa nhận sự hiện diện của eSports và kết luận rằng trò chơi điện tử có thể được coi là hoạt động thể thao khi người chơi được luyện tập và chuẩn bị với cường độ nhiều tương đương vận động viên thể thao truyền thống. Các đề xuất đưa trò chơi điện tử vào trong Thế vận hội Tokyo 2020 và Thế vận hội Mùa hè Paris 2024 vẫn đang gặp một số rào cản về giá trị và quy tắc của Olympic (như không có bạo lực).
Năm 2013, Danny ‘Shiphtur’, Cầu thủ huyền thoại người Canada đã trở thành game thủ chuyên nghiệp đầu tiên nhận được visa P-1A của Mỹ dành cho vận động viên quốc tế. Năm 2014, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu cấp giấy phép phân hạng game thủ chuyển nghiệp. Năm 2016, Pháp bắt đầu các dự án nhằm từng bước hợp pháp hóa eSports. Philippines cũng cấp giấy phép cho người chơi Filipino eSports tháng 7/2017. Và hàng loạt các giải đấu eSports cũng được tổ chức trong nhiều sự kiện thể thao truyền thống.
Gần đây giải đấu eSport danh tiếng Overwatch League có lúc thu hút tới hơn 350,000 khán giả trực tiếp. Các game thủ được đảm bảo mức lương tối thiểu là 50,000 USD/năm và nhiều chế độ về chăm sóc sức khỏe, nhà ở và lương hưu khác. Một số game thủ nổi tiếng như Jay ‘Sinatraa’ Won và Brandon ‘Seagull’ Larned kiếm được hơn 150,000 USD/năm.
Kuro ‘KuroKy’ Takhasomi và Amer ‘Miracle-‘Al-Barkawi’ chơi Dota 2 chuyên nghiệp và từng kiếm được hơn 3 triệu đô la tiền thưởng. Ngoài ra, các game thủ chuyên nghiệp còn có thêm thu nhập từ tiền đóng quảng cáo, huấn luyện, đầu tư, hoặc ghi hình chơi game live-stream trên các trang như Twitch.
eSport trong trường học
eSports đang trở nên phổ biến ở Hàn Quốc. Chính phủ nước này đã bắt đầu ủng hộ các phong trào chơi game chuyên nghiệp từ năm 2000, và đã có những thành công trong nhiều giải đấu eSports. Đại học Chung-Ang, trường đại học top 10 của Hàn Quốc là một trong nhiều trường cung cấp học bổng cho eSports có giá trị lớn.
ESports cũng đã được thêm vào một số chương trình trung học ở Hàn Quốc, Thụy Điển và Phần Lan. Trường Garnes Vidaregåande Skule ở Bergen, Na Uy cũng đã chọn dạy eSports như một môn thể thao chính thức.
Ngày càng nhiều học bổng eSport
Robert Morris University là trường đại học đầu tiên ở Mỹ cung cấp các học bổng cho trò chơi điện tử lên đến 19,000 đô la mỗi năm. Các game thủ của Robert Morris University eSports cũng có đồng phục đội và các chế độ ăn sau mỗi trận đấu giống như các đội thể thao truyền thống khác.
Harrisburg University ở Pennsylvania, Hoa Kỳ mới vừa trao 16 suất học bổng toàn phần cho các sinh viên xuất sắc trong các trò chơi Hearthstone, League of Legends, và Overwatch.
Học bổng eSports của Ashland University có mức hỗ trợ lên đến 4,000 USD, hiện đang tập trung vào các game thủ của trò League of Legends và Overwatch và sẽ sớm được mở rộng đến người chơi Fortnite.
Harrisburg, Robert Morris và Ashland đều là nằm trong số 63 trường thành viên của Hiệp hội Esport Quốc gia ở cấp Đại học (NACE) tại Mỹ.
Viện Rochester Institute of Technology (RIT) ở New York sỡ hữu chương trình Thạc sĩ Thiết kế và Phát triển Game danh giá bậc nhất ở Mỹ và cũng có một số học bổng cho các cá nhân xuất sắc.
Nhiều chương trình học bổng esport ngắn hạn cũng được cấp cho sinh viên, phần lớn là từ các trường ở Mỹ như Emagination Game Design cung cấp cho các game thủ ở trường trung học cơ hội tham gia vào một chương trình giáo dục thiết kế game mùa hè chuyên sâu qua chương trình học bổng của Emagination’s Rick Goodman. Hay chương trình hội thảo mùa hè về thiết kế trò chơi điện tử của trường University of Southern California (USC) tạo cơ hội cho các nhà thiết kế game một cơ hội để phát triển trong ngành công nghiệp game bằng cách tham gia thi đấu tại Hội trại giải trí mùa hè USC.
Danh sách các học bổng Mỹ dành cho game thủ có tại đây.
Học bổng eSport cho nữ
Một số học bổng đặc biệt hướng tới nữ giới nhằm tăng cường sự tham gia của giới này trong lĩnh vực trò chơi điện tử. Phụ nữ chỉ chiếm 22% nhân sự trong ngành công nghiệp trò chơi điện tử với các vị trí như phát triển game, thiết kế game, nghệ sĩ, lập trình viên, v.v…Một vài số liệu thống kê chỉ ra rằng eSports chỉ có khoảng 10% là nữ và đến 90% là nam. Trong 129 người chơi Overwatch League, chỉ có duy nhất một phụ nữ, Seyeon ‘Geguri’ Kim, chiến 0.78%.
Southern Methodist University – Guildhall (SMU) đưa ra một chương trình học bổng dành cho nữ giới khi đăng ký tham gia các chương trình thiết kế trò chơi. Stephens College – Missouri, Mỹ là một trong các trường đại học đầu tiên có đội eSports nữ và cũng có nhiều học bổng cho nữ giới trong ngành này.
Cơ hội nghề nghiệp của eSports
Cơ hội công việc trong lĩnh vực trò chơi điện tử ngày càng mở rộng và ở nhiều vị trí đa dạng, từ phát triển game cho đến việc biên tập video của những game thủ đăng tải trên Youtube, Youtube Gaming, Vimeo, Twitch…
Chơi điện tử không còn là thứ giết thời gian của thanh thiếu niên mà đang trở thành một ngành công nghiệp tỉ đô, và có khả năng sớm trở thành một môn thể thao chính thức.
Đây chắc chắn có thể là cơ hội sự nghiệp nghiêm túc cho giới sinh viên, nhất là khi một loạt học bổng hấp dẫn đang mở ra để nuôi dưỡng các thế hệ game thủ chuyên nghiệp đầu tiên của thế giới!