17 kỹ năng và 6 nguyên tắc để du học sinh khởi nghiệp thành công

Bên cạnh việc thu lượm kiến thức kinh doanh phức tạp được dạy trong tốp các trường đại học nổi tiếng như MIT Sloan School of ManagementWharton School of the University of Pennsylvania và Keio Business School thì sinh viên với hoài bão khởi nghiệp còn cần nhận ra “những bài học kinh doanh không được dạy trong lớp” mà trên chính thương trường khốc liệt, đặc biệt trước nhiều đổi mới liên tục của thời đại công nghệ 4.0.

Những cái đầu trẻ mang ước mơ làm doanh nhân khi về nước thường lúng túng trước câu hỏi “Doanh nhân cần biết gì?” và “Du học ngành gì để làm doanh nhân giỏi?”

Doanh nhân cần biết gì?

Không phải ai cũng hoàn hảo, nhưng 17 kỹ năng và phẩm chất dưới đây có thể dự báo rất nhiều về khả năng khởi nghiệp thành công.

1. Huy động vốn

“Nguồn vốn là đầu câu chuyện” là châm ngôn áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp trẻ nào. Để vận hành một công ty thì vốn đầu tư luôn được đặt lên hàng đầu, bạn còn sẽ cần đầu tư vào bản thân để xử lý khối lượng công việc. Tuy nhiên, số vốn được “rót” vào bao nhiêu còn tuỳ thuộc vào độ tin cậy mà doanh nghiệp của bạn xây dựng cho các nhà đầu tư.

2. Quản lý nguồn vốn

Khi bạn đã có số tiền mình cần thì việc sử dụng một cách hiệu quả là một bài toán không hề dễ. Mỗi tháng tiền được chi vào việc gì? Nếu bạn không thể quản lý tiền bạc thì bạn khó lòng quản lý một doanh nghiệp.

3. Nâng cao hiệu năng công việc

Ai cũng có một cách tạo hiệu quả công việc khác nhau. Tuỳ vào thời điểm, thói quen và cách thức mà mỗi người phát huy khả năng làm việc của mình, và bạn cũng nên vạch ra kế hoạch cho bản thân mình.

4. Giải toả căng thẳng

Năng suất công việc là một trong những nền tảng tạo dựng thành công cho doanh nghiệp, nhưng không đồng nghĩa bạn phải làm việc “bán mạng” để có được thành công ấy. Stress là một vấn đề không đơn giản đặc biệt là trong môi trường kinh doanh. Vậy nên việc học cách đón nhận và vượt qua từ thất bại đến thành công là điều cần thiết cho mọi doanh nhân.

5. Tuyển nhân sự giỏi

Có những người cộng sự giỏi sẽ mang lại cho doanh nghiệp bạn những điểm mạnh và khi môi trường làm việc tốt, nhân tài sẽ tự tìm đến. Tuyển dụng nhân sự cũng là một kĩ năng mấu chốt cho sự thành công của doanh nghiệp.

6. Khéo đào tạo nhân viên

Đôi lúc việc tìm kiếm được một người nhân sự hoàn hảo là điều vô cùng khó khăn. Họ có thể yêu cầu lương quá cao, hoặc không ai đáp ứng đủ tiêu chuẩn mà bạn cần. Do đó bạn cần tìm người phù hợp nhất cho công việc rồi đào tạo lại họ. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đi đúng hướng, khiến nhân viên hài lòng và hoạch định vai trò và công việc rõ ràng của mỗi nhân viên.

7. Nhận biết ưu/nhược điểm

Là một chủ doanh nghiệp, bạn không cần phải làm cho mọi thứ hoàn hảo, nhưng phải biết đâu là điểm mạnh/ điểm yếu của công ty mình. Điều đó sẽ tác động đến mọi quyết định của bạn và giúp đi đến những chiến lược sáng suốt.

8. Lãnh đạo tập thể nhân viên

Mỗi người có thể chọn phong cách quản lý khác nhau, nhưng nhìn chung, biết cách giao tiếp hiệu quả, hoạch định mục tiêu và động lực rõ ràng có thể hỗ trợ rất nhiều cho tập thể nhân viên của bạn, nhất là lúc doanh nghiệp mới được bắt đầu.

9. Biết làm SEO

Khi bạn mới bắt đầu, bạn sẽ cần phải nắm rõ hầu hết các khía cạnh của kinh doanh, kể cả marketing. Bằng những kỹ năng SEO và Digital Marketing (tiếp thị số), bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm được đối tác và khách hàng tiềm năng.

10. Biết tận dụng phương pháp thử nghiệm A/B

Mặc dù công cụ này thường được sử dụng để tăng hiệu quả website và quảng cáo nhưng “A/B split test” (là cách kiểm định hiệu quả bằng việc so sánh hai cách làm khác nhau trên cùng một đối tượng/sự vật/ sự việc) cũng được áp dụng cho lĩnh vực marketing và quản lý dự án.

11. Sử dụng mạng xã hội hiệu quả

Với công cụ SEO, mạng xã hội sẽ trở thành một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị của hầu hết mọi doanh nghiệp. Chúng là một cách hữu hiệu để kết nối với khách hàng, đối tác tiềm năng, cũng như một cách tiết kiệm chi phí để thúc đẩy nhận diện thương hiệu.

12. Thấu hiểu khách hàng

Chỉ khi bạn thật sự nắm bắt thị hiếu của khách hàng thì khi ấy bạn mới có mối liên kết tốt với họ. Điều này liên quan đến cách bạn bán hàng, thứ bạn bán và nguồn gốc của những sản phẩm ấy. Vì vậy hãy nghiên cứu và đặt câu hỏi về đối tượng tiềm năng của bạn để có thể đáp ứng những thứ họ cần.

13. Dự đoán xu hướng

Kinh doanh không ngừng đổi mới, vì vậy bạn cần phải dự đoán những sự thay đổi trong lĩnh vực của mình. Tuy nhiên, nói luôn dễ hơn làm. Cập nhật về các cách thức kinh doanh mới và sự thay đổi trong công nghệ cũng như tin tức để xem liệu vấn đề gì hay cản đường bạn hay những thứ bạn có thể đạt được.

14. Đàm phán

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong bán hàng thì bạn nên tham gia vào các khoá học hoặc các biểu workshop để tăng cường kỹ năng. Mỗi một “phi vụ” bán hàng có muôn vàn thách thức và bạn cần phải biết hướng đi và kết quả sẽ đạt được.

15. Đương đầu với thất bại

Con đường đi đến thành công không hề dễ dàng. Bạn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức, biết làm thế nào để đối phó với chúng và tiếp tục “chiến đấu” là vô cùng quan trọng. Và bạn cũng nên nhớ rằng, không ai có thể thành công khi từ bỏ sau vấp ngã.

16. Kết giao với những doanh nghiệp khác

Con đường khởi nghiệp và duy trì kinh doanh của chính bạn đôi khi khá đơn độc, vì vậy hãy thử tìm kiếm tình bạn với những doanh nghiệp có chung lĩnh vực với bạn. Họ có thể sẽ cho bạn lời khuyên và thậm chí còn giúp đỡ bạn.

17. Khao khát phát triển

Để tạo ra sự thay đổi, bạn sẽ cần động lực để doanh nghiệp của bạn phát triển, đừng bao giờ quên đi lý do khởi nghiệp ban đàu của mình. Cho dù việc kinh doanh của bạn có mang tác động tích cực cho thế giới, cho mục tiêu cá nhân hay thiện chí giúp đỡ người khác thì hãy tập trung và giữ cho khát vọng đưa bạn đạt được những gì mình muốn.

Du học ngành gì để trở thành doanh nhân giỏi?

Nếu bạn cảm thấy mình chưa tự tin với một số những kỹ năng nêu trên thì đừng quá lo lắng vì rất nhiều chương trình kinh doanh trên thế giới hỗ trợ bạn rèn luyện thêm những phẩm chất ấy.

Bạn cũng không nhất thiết phải học kinh doanh mới có thể trở thành doanh nhân. Ví dụ sinh viên ở trường IE University thuộc các chuyên ngành Tâm lý, Truyền thông, Sinh học và Kiến trúc cũng có thể chọn học và tham gia vào các dự án kinh doanh – góp phần đa dạng hóa nhiều hướng phát triển sự nghiệp sau khi tốt nghiệp.

6 nguyên tắc du học dưới đây sẽ giúp cho chuyến du học khởi nghiệp của bạn gặp nhiều thuận lợi hơn:

  •  Chọn một ngôi trường danh tiếng tốt

Một số đại học nổi tiếng nhờ có nhiều chương trình và công cụ hỗ trợ sinh viên tìm việc hoặc khởi nghiệp đặc biệt tốt. Bạn có thể đánh giá điều này thông qua việc tìm hiểu về câu chuyện lập nghiệp của các cựu sinh viên, tìm xem các thống kê số lượng sáng kiến xã hội – dự án kinh doanh đã và đang được thực hiện bởi sinh viên của những trường này.

  • Chọn ngành học thật cẩn thận hoặc…chọn đại

Khi nói đến chuyên ngành, sẽ có nhiều lựa chọn mở ra cho bạn, bạn có thể chọn chuyên ngành kinh tế, hoặc kinh doanh. Tuy nhiên, bạn cũng nên chủ động tiếp xúc ít nhiều với nhiều chuyên ngành khác như tài chính, kế toán, marketing, luật kinh tế… vì đây đều là những khía cạnh quan trọng của một doanh nghiệp. Bạn không nhất thiết phải bó buộc mình trong từng lĩnh vực này quá sâu, mà cứ cho phép bản thân được trải nghiệm nhiều lĩnh vực khác nhau – nếu như bạn vô tình ‘bén duyên’ với một dự án khởi nghiệp khoa học, thì hẳn là các kiến thức kĩ thuật/ công nghệ tưởng chừng vô dụng thời đại học sẽ có thể giúp bạn rất nhiều đấy.

  •  Tận dụng nhiều chương trình ngoại khóa

Như đã nhắc đến ở trên, dù bạn muốn tập trung làm kinh doanh thì kiến thức các ngành nghề khác có thể hữu ích đến bất ngờ. Vậy nên hãy thử tham gia các khoá học thú vị, chẳng hạn như các khóa nâng cao khả năng sáng tạo, xây dựng bản lĩnh, tính cầu toàn, tâm đức trong kinh doanh…. và đặc biệt là các kỹ năng giao tiếp. Những lớp học có đi kèm nhiều hoạt động nhóm sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng giao tiếp và cộng tác với người khác.

Bên cạnh đó, những cơ hội thực tập ở nhiều công ty danh tiếng tạo điều kiện để bạn áp dụng các kỹ năng của mình vào thực tiễn và nhận góp ý trực tiếp từ đồng nghiệp trước khi bạn thực sự khởi nghiệp.

  •  Ấp ủ kế hoạch kinh doanh ngay từ bây giờ

Hãy luôn nhớ bạn đi du học là để sau này được khởi nghiệp thành công.Bạn có thể bắt đầu phác thảo một kế hoạch kinh doanh để là “kim chỉ nam” cho tầm nhìn và hướng đi của doanh nghiệp tương lai. Đồng thời hãy đừng ngần ngại hỏi xin lời khuyên và tư vấn từ giảng viên và các doanh nhân thành đạt mà bạn có cơ hội gặp gỡ ở ngay trường đại học của mình.

  •  Quảng giao để tìm kiếm cơ hội

Trên thương trường, bạn làm gì không quan trọng bằng bạn là ai. Bạn không thể nắm rõ 100% về tiềm năng của doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư và đối tác, vậy nên hãy đón nhận nhiều lời khuyên từ mọi người. Bạn có thể xin góp ý từ đối tác kinh doanh, gia đình, bạn bè cũ thời đại học, hay bất cứ ai từ những ngành nghề khác… Bất cứ ai bạn cảm thấy có thể giúp ích.

  • Tranh tài kinh doanh ngay trong trường

Tại một số trường học tốt, sinh viên thậm chí còn có thể chia sẻ ý tưởng kinh doanh của mình bằng cách tham gia các cuộc thi do nhà trường tổ chức và người thắng cuộc có thể nhận tài trợ vốn trực tiếp từ các sự kiện này.

Một ý tưởng kinh doanh hay chưa thể đủ để làm nên một người doanh nhân thành công. Những đại học danh tiếng có thể sẽ trang bị cho bạn những kiến thức quý giá để khởi nghiệp, nhưng cách bạn vận dụng hiểu biết đó vào hoạt động lãnh đạo và biến ý tưởng thành hiện thực có thể còn rất khác. Vậy nên hãy táo bạo, không ngừng học hỏi!