9 điểm nhấn lớn nhất của một hồ sơ du học hoàn hảo

Con đường chinh phục tấm vé du học ở một ngôi trường mơ ước không bao giờ là dễ dàng, cũng không có một công thức chung cho bất kỳ ai. 10 nguyên tắc vàng sau đây sẽ đảm bảo những nỗ lực của bạn sớm được đền đáp:

1. Bảng điểm học tập luôn là thứ quan trọng nhất!

Bộ hồ sơ xin học có rất nhiều hạng mục cần chăm chút, ít nhất có 9 điểm trong bài viết này bạn cần đặc biệt lưu ý. Nhưng gì thì gì, hãy nhớ rằng bảng điểm học tập và điểm thi luôn là yếu tố đầu tiên và cơ bản nhất vì đây là thước đo năng lực chung của bạn. Đừng lơ là mà hãy chăm chút bảng điểm nhé.

2. Lý lịch tốt luôn tạo được thiện cảm

Một sinh viên với tinh thần tích cực đóng góp cho xã hội và cộng đồng hẳn là một ứng viên sáng giá. Những hoạt động thiện nguyện và ngoại khóa sẽ trở thành điểm cộng giúp thầy cô trong ban tuyển sinh có cái nhìn thiện cảm với bạn.

Có nhiều sinh viên cống hiến thời gian và tiền bạc để tham gia vào các hoạt động thiện nguyện ở các vùng miền xa. Tuy nhiên nếu không có điều kiện, hãy thử quan sát xung quanh bạn: Luôn có nhiều người cần sự giúp đỡ, nhiều hoạt động cần sự chung tay của bạn như cùng nhau làm sạch các con đường trong khu phố, dạy kèm cho các trẻ em nghèo, hoặc đi thăm và động viên những người già neo đơn trong các trung tâm bảo trợ. Bạn luôn có thể trở thành một công dân tốt một cách rất đơn giản.

3. Thể hiện bản thân một cách trung thực và vẫn độc đáo

Ngày nay bạn có thể dễ dàng tìm và ‘xào nấu’ từ những mẫu thư xin học bổng tốt trên mạng với nhiều từ ngữ rất bác học. Nhưng bạn cần nhớ rằng ban tuyển sinh của các đại học lớn luôn phải đọc hàng trăm nghìn đơn xin nhập học mỗi ngày, mỗi lá đơn đều na ná như nhau, nên họ sẽ rất nhanh chán.

Vậy tại sao không đầu tư thời gian để tự tay viết một lá thư nhập học với những từ ngữ trung thực về các kỹ năng đặc biệt của bạn, những trải nghiệm độc đáo cá nhân – không giống ai, và nhất là thể hiện được đam mê, mục tiêu cụ thể của bạn? Đặc biệt, các trường bây giờ đã trở nên rất cởi mở với nhiều cách thức nộp đơn sáng tạo như: làm một video giới thiệu bản thân, đính kèm hình ảnh, chứ không hẳn là viết bài luận. Đây là lúc bạn biết ‘chào hàng’ bản thân – hãy làm mọi cách để thu hút sự chú ý!

4. Đưa ra các dẫn chứng cụ thể

Một khi các trường đã lọc ra được danh sách các ứng viên sáng giá để vào vòng trong, họ sẽ bắt đầu nghiên cứu kỹ hơn từng hồ sơ. Đây là lúc bạn cần đưa ra được các chứng cứ cụ thể về các thành tích, kỹ năng, trải nghiệm của bản thân như kỹ năng lãnh đạo, khả năng nắm bắt tâm lý, tư duy phản biện, niềm đam mê một chủ đề nào đó, tinh thần làm việc lạc quan tích cực, sự thấu cảm, tính ưa mạo hiểm, tính kiên trì…

Hãy đưa ra các minh chứng cụ thể (như hình ảnh, video, link báo, thư giới thiệu…) cho từng hoạt động mà bạn đã tham gia, từng dự án mà bạn đã điều phối hoặc khởi xướng.

5. Không cần cá nhân hóa quá đà

Nguyên tắc này nghe hơi khó hiểu vì người ta thường quan niệm hồ sơ xin học vốn là nơi để bạn đánh bóng bản thân. Thực ra các thầy cô ban tuyển sinh sẽ không nhớ hết hoặc xem hết toàn bộ thành tích ấn tượng của bạn, và nhiều khi quyết định nhận/ từ chối hồ sơ sinh viên còn phụ thuộc vào một số tiêu chí nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn như: chỉ tiêu đa dạng dân tộc/ quốc tịch, chi tiêu sinh viên từng niên khóa, học phí ước tính, hay các mục tiêu khác của nhà trường. Vì thế, ngay cả những ứng viên với điểm số xuất sắc, giỏi thể thao, bộ hồ sơ tuyệt vời đôi khi cũng ngậm ngùi bị từ chối vì nhà trường đang cần thêm các ứng viên có các tiêu chí khác.

6. Nhấn mạnh xuất sứ ngoại quốc

Các trường đại học mong muốn các chương trình đào tạo của họ đến được với nhiều sinh viên từ khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, du học sinh Việt Nam chắc chắn sẽ được ưu tiên nếu biết lợi dụng ưu thế này và nhấn mạnh về những tính chất độc đáo tron văn hóa, lai lịch và nền tảng giáo dục từ quê nhà của mình.

Đừng ngần ngại chia sẻ thành thực về hoàn cảnh của mình ngay cả khi bạn không phải là học sinh trường chuyên hay không phải là con cái gia đình gia thế – bất kỳ yếu tố nào đều có tiềm năng giúp bạn tạo ấn tượng với trường đại học tương lai!

7. Nói về khả năng tài chính

Nếu hoàn cảnh của bạn thể hiện khả năng sẵn sàng chi trả được toàn bộ học phí thì cơ hội được nhận vào trường sẽ cao hơn rất nhiều. Tất nhiên, các trường đại học thường có một số chương trình hỗ trợ tài chính hoặc học bổng (ít/nhiều) cho sinh viên có hồ sơ xuất sắc, lọt vào vòng trong.

8. Hãy khoe (nếu) bạn có người thân là cựu sinh viên của trường!

Nếu họ hàng của bạn từng học ở trường, đây là một chi tiết sáng để tạo thiện cảm với ban tuyển sinh của trường. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố quyết định để bạn được chọn đâu nhé.

9. Thể hiện tình yêu tha thiết dành cho trường

Các thầy cô trong ban tuyển sinh thường muốn thấy được nỗ lực và sự khao khát của bạn khi muốn xin học tại trường của họ. Đây là lúc bạn cần giữ một thái độ cởi mở và nhiệt tình, sẵn sàng nhất trả lời nhanh chóng mọi email/ giấy tờ, chủ động đến thăm trường (nếu có thể), nộp hồ sơ từ sớm, v.v…