Du học Luật cần lưu ý gì?

Bạn có ý định đi du học Luật để trở thành một luật sư trong tương lai?

Sự tồn tại của pháp luật luôn gắn bó mật thiết với lịch sử văn minh nhân loại. Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, một hệ thống pháp luật công bằng và thiết thực đóng vai trò vô cùng quan trọng, nên người hành nghề Luật luôn được trọng dụng và có mức thu nhập hậu hĩnh.

Lựa chọn du học Luật sẽ mang đến cho sinh viên kiến thức về các hệ thống pháp luật khác nhau, đồng đưa đến cơ hội tạo dựng sự nghiệp ở những cơ quan, tổ chức pháp lý đòi hỏi kinh nghiệm du học.

Tuy nhiên, hãy cân nhắc kỹ càng việc học Luật ở nước ngoài, vì nếu bạn chủ yếu chỉ muốn tìm hiểu về hệ thống pháp luật trong nước thì chỉ cần học ngay trong nước là đủ mà không cần phải đi học ở đâu xa.

Học gì trong ngành Luật?

Luật pháp là một hệ thống các quy tắc luật lệ, thường được thi hành bởi chính quyền địa phương hoặc quốc gia, nhằm quy định hành vi xử sự của cộng đồng.

Trên thế giới có rất nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, phần lớn được quy định phù hợp với lãnh thổ và cộng đồng dân cư của mỗi nơi. Hiện nay đa số các nước đang vận hành một trong ba hệ thống pháp luật: Luật Dân sự (Civil Law), Thông Luật (Common Law) hoặc Luật Tôn giáo (Religious Law). Trong đó Luật Dân sự là hệ thống pháp luật phổ biến nhất trên thế giới và một vài nước thì vận hành nhiều hơn một bộ luật.

Các cơ quan thể chế chịu trách nhiệm phát triển và thi hành pháp luật trong hệ thống Luật Dân sự bao gồm:

  • Tòa án độc lập
  • Đại diện Quốc hội/ Nghị viện
  • Cơ quan hành pháp
  • Quân đội và cảnh sát
  • Các cơ quan hành chính
  • Luật sư
  • Xã hội dân sự

Việc thi hành pháp luật sẽ được căn cứ vào các  các bộ luật liên quan mật thiết với nhau. Các bộ luật này được phân loại theo hai hệ thống chính là Luật công và Luật tư.

Luật công tập hợp các bộ luật liên quan chặt chẽ đến nhà nước như: Hiến pháp, luật hành chính và luật hình sự. Luật tư bao gồm các bộ luật về hợp đồng, luật dân sựluật tài sản.

Bên cạnh đó sẽ có thêm một số bộ luật cốt lõi khác, bao gồm Luật Quốc tế, Luật Công bằng và Luật Tín thác. Ngoài ra, ngành luật cũng có thể tập trung vào bất kỳ chủ đề nào liên quan đến cuộc sống hàng ngày của cá nhân, như Luật Xã hội (việc làm, nhân quyền, nhập cư, gia đình), Luật Thương mại (luật công ty, thương mại, sở hữu trí tuệ) và Luật Pháp lý (thuế, ngân hàng, môi trường).

Tại sao nên học Luật?

Là ngành nghề được đánh giá cao và có mức lương hấp dẫn, Luật đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều sinh viên, trở thành ngành học phổ biến và cạnh tranh nhất hiện nay. Bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để tiếp cận vô vàn những chủ đề khác nhau.

Học luật mang đến cho sinh viên cơ hội để phát triển một loạt các kỹ năng và khám phá nhiều khía cạnh của cuộc sống con người, giúp trí não nhạy bén hơn, tăng cường vốn hiểu biết và kinh nghiệm sâu sắc hơn. Luật thường dành cho những ai muốn phát triển tư duy trừu tượng và kỹ năng giải quyết vấn đề thực tế.

Hơn thế, ngành Luật mang lại cho sinh viên một con đường phát triển sự nghiệp vững chắc và rộng mở sau khi ra trường. Các cử nhân luật khi ra trường thường sẽ trở thành nhà cố vấn pháp luật, luật sư biện hộ, người đại diện pháp lý hoặc luật sư công. Sinh viên luật cũng có thể thư ký, điều tra viên, trợ lý, kế toán, thậm chí là môi giới chứng khoán.

Rất nhiều luật sư vận dụng những kỹ năng trong nghề của mình vào hoạt động công vụ và cả tư nhân. Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi có rất nhiều chính trị gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh  vực pháp lý, nhiều Giám đốc cũng có kiến thức nền tảng tốt về luật. Cử nhân luật sau khi ra trường cũng có thể phát triển sự nghiệp theo hướng khác như trở thành nhà sản xuất, quản lý, nhà báo, nhà ngoại giao hoặc cảnh sát.

Với nhiều lợi thế và tiềm năng trong ngành luật, việc học và nghiên cứu sâu hơn trong ngành này là rất cần thiết, thậm chí một số vị trí công việc đòi hỏi bằng cấp sau đại học và những chứng chỉ chuyên ngành liên quan. Kì thi Bar (Bar examination) là hình thức sát hạch nổi tiếng nhất trong ngành này ở nhiều quốc gia nhằm cấp phép hành nghề luật sư ở các tòa án.

Là sinh viên Luật có gì thú vị?

Luật không phải là một ngành học dễ dàng. Bạn sẽ phải dành nhiều giờ đồng hồ với cà phê trong thư viện để đọc và nghiên cứu. Không may là việc đọc cũng không hề dễ dàng! Trong khi các sinh viên Ngôn ngữ Anh có thể dành cả buổi chiều để nghiền ngẫm tiểu thuyết của Shakespeare ở công viên, thì các sinh viên Luật dành phần lớn thời gian ở thư viện để nghiên cứu các đạo luật, các tài liệu học thuật, báo cáo tình huống và những nguyên tắc pháp lý.

Tuy nhiên, đọc càng nhiều sẽ giúp bạn nắm được phương pháp tiếp cận các tài liệu dễ dàng và hiệu quả hơn, kỹ năng tóm tắt những văn bản dài (và có phần khô khan), đồng thời kiến thức về pháp luật ngày càng được nâng cao.

Dĩ nhiên, đây không hoàn toàn là một ngành học tẻ nhạt – Được tiếp cận với nhiều tình huống pháp lý khác nhau, và nhất là trở thành một luật sư trong tương lai, đó là những điểm hấp dẫn và là động lực lớn lao cho các sinh viên. Các sinh viên luật hoàn toàn chủ động sắp xếp thời gian biểu để có thể xen kẽ giữa việc học và vui chơi hay gặp gỡ bạn bè lúc rảnh rỗi.

Những lưu ý khi nộp đơn du học Luật

Bạn nên cân nhắc chọn các phương án du học Luật phù hợp với sở thích và nhu cầu của bản thân. Tùy thuộc vào nhu cầu của bạn, chương trình học Luật có thể chỉ kéo dài trong vài tháng hoặc một năm. Đôi khi bạn chỉ cần tham gia một chương trình mùa hè là đã đủ để phát triển kỹ năng cho bản thânVí dụ, bạn muốn tìm hiểu về Luật thương mại để làm việc các tập đoàn lớn trên toàn cầu, thì cách tốt nhất là bạn nên tiếp cận với hệ thống pháp lý của các nước

Ví dụ, chuyên ngành Luật thương mại được áp dụng nhiều trong môi trường làm việc các tập đoàn toàn cầu, vì vậy nếu bạn có kế hoạch nghiên cứu về ngành học này này thì việc tiếp cận với các hệ thống pháp lý nước ngoài sẽ rất có lợi.

Luật hình sự quốc tế và luật nhân quyền cũng là những chuyên ngành học được đào tạo khá tốt ở nước ngoài. Những bạn yêu thích học luật nhưng không nhất thiết muốn trở thành luật sư cũng có thể tham gia các khóa học so sánh và đối chiếu luật giữa các nước.

Chương trình học đa dạng

Có rất nhiều loại chương trình du học toàn thời gian và du học ngắn hạn khác nhau, một số chương trình chỉ dành cho sinh viên quốc tế. Dù bạn chọn chương trình dài hạn, du học 1 năm hay du học hè, thì những trải nghiệm sống và học tập ở nước ngoài sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tình hình xã hội của quốc gia đó, và thậm chí có thể đem lại cơ hội khởi nghiệp nếu công việc pháp lý không phải là mục tiêu lâu dài của bạn.

Nếu bạn mong muốn tập trung phát triển sự nghiệp trong ngành luật ở một quốc gia cụ thể, thì chương trình chương trình du học chính quy sẽ là lựa chọn tuyệt vời. Còn nếu chỉ đơn giản là tìm hiểu thêm những kiến thức cơ bản về luật pháp ở một quốc gia cụ thể, bạn chỉ cần tham dự một khóa du học hè 8 tuần là đủ.

Học về luật pháp, dù là Luật Quốc tế, Nhân quyền, Luật thương mại hay Luật hình sự, đều yêu cầu sự tập trung và đầu tư thời gian. Vì vậy hãy khi chọn quốc gia để du học, hãy chắc chắn lợi ích và mục tiêu lâu dài của bạn được đảm bảo.

Đầu tiên, hãy tìm hiểu loại hình hệ thống pháp luật ở nơi bạn muốn đến (Dân luật hay Thông luật), vì nhiều khả năng các bộ luật này sẽ là tư liệu giảng dạy trong các trường đại học ở nước đó.

Hệ thống Thông luật được vận hành ở Anh, Úc, Ấn Độ và Mỹ. Nhiều quốc gia khác trên thế giới sử dụng Dân luật (Luật dân sự). Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia sử dụng hệ thống Dân luật điển hình vì có tác động ra toàn cầu, tính chất đặc thù trong hệ thống pháp luật ở đây có thể là mảnh đất màu mỡ cho những chuyên gia pháp lý đầy tham vọng.

Chương trình học tương đối khó cũng là một điểm bạn cần lưu ý. Nhiều du học sinh Luật tin rằng chương trình học Luật ở các trường đại học nước ngoài khó hơn nhiều so với chương trình học trong nước. Chẳng hạn như một số luật sư Mỹ cho biết việc thi lấy chứng chỉ Bar ở nước ngoài dễ hơn nhiều so với thi ở ngay tại Mỹ. Đây có thể là hệ quả từ những khác biệt và hiểu biết văn hóa – luật pháp thường dựa trên các sự kiện lịch sử và quy tắc xã hội của một quốc gia và có thể điều chỉnh phù hợp trong quá trình học.

Tính đặc thù của hệ thống luật pháp ở mỗi nước có thể khiến những luật sư gặp khó khăn khi du học ở nước ngoài quay trở về hành nghề ở đất nước mình. Vậy nên nếu bạn muốn tìm hiểu môi trường đào tạo Luật ở nước ngoài , hãy thử sức và học ở nơi mình dự định làm việc sau này.

Các khóa học

Hãy nghiên cứu thật kỹ các khóa học được liệt kê trong chương trình du học. Những khóa học này có giúp ích cho việc tăng cường kiến thức hay bổ sung kinh nghiệm của bạn không? Đây có phải là những chủ đề mà bạn chưa được tiếp cận ở đại học trong nước mình?

Khi đã quyết định được lộ trình du học, dù là đăng ký theo từng học kỳ hay cả năm, hãy phải đảm bảo các khóa học trong chương trình phải có nội dung phù hợp đáp ứng các yêu cầu đào của các cơ sở giáo dục ở đất nước mình.

Thời gian học

Việc du học đôi khi có thể gặp trở ngại ở thời điểm nộp đơn đăng ký học tại trường hoặc thời gian học. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng mình chọn thời gian phù hợp để tránh những sai lầm không đáng có khi đi du học.

Ngôn ngữ

Trình độ ngoại ngữ tốt sẽ là một lợi thế cho những bạn muốn du học chuyên ngành như Luật quốc tế. Còn nếu vốn ngoại ngữ còn khiêm tốn, bạn nên tìm hiểu những lớp ngoại ngữ học tăng cường dành cho tân sinh viên ngành Luật.

Đội ngũ giảng dạy

Nếu bạn đang phân vân giữa hai chương trình học tương đương nhau, hãy tìm hiểu thông tin về đội ngũ giảng dạy. Đôi khi người dạy cũng quan trọng không kém nội dung chương trình học.

Cơ hội làm việc tại các phòng tư vấn luật hay Tạp chí luật của trường

Các phòng khám pháp lý trong khuôn viên trường là cơ hội để sinh viên Luật có thể thực tập những tình huống thực tế dưới sự giám sát của giảng viên. Bạn nhớ tìm hiểu xem phòng khám trong trường bạn đăng ký liệu có đáp ứng điều này cho du học sinh luật hay không nhé.

Sẽ rất tuyệt nếu ở trường bạn muốn đăng ký có một tập san chuyên đề về Luật quốc tế! Những ấn phẩm báo chí do sinh viên tự vận hành sẽ là một cơ hội thú vị và bổ ích, đồng thời cũng là một điểm nhấn tốt trong hồ sơ xin việc của bạn sau này.

Các trường Luật danh tiếng

Sau khi bạn đã chọn được quốc gia và chương trình học phù hợp, bước tiếp theo là chọn trường sẽ học. Danh sách các trường đào tạo ngành luật được cung cấp miễn phí trên internet, chẳng hạn như HG.org và Wikipedia.

Tờ The Guardian của Anh mới đây đã đưa ra danh sách top 10 trường đại học đào tạo ngành Luật tốt nhất thế giới, không hề ngạc nhiên khi đa số các trường trong danh sách này thuộc nhóm Ivy League và Oxbridge:

1.       Đại học Harvard  - Mỹ

2.       Đại học Cambridge - Mỹ

3.       Đại học Oxford - Anh

4.       Đại học Yale  - Mỹ

5.       Đại học Stanford  - Mỹ

6.       Đại học New York  - Mỹ

7.       Đại học California, Berkeley - Mỹ

8.       Đại học Melbourne - Australia

9.       Trường Kinh tế và Khoa học chính trị London (LSE) - Anh

10.     Đại học Columbia  - Mỹ

Tạm kết

Quá trình nộp đơn và xét duyệt kết quả có thể sẽ mất nhiều thời gian nhưng cũng rất đáng đợi chờ, nhất là đối với một ngành học cần thiết và bổ ích như Luật.

Chúc bạn may mắn với hành trình du học của mình và nhớ tiếp tục theo dõi Viva-Mundo để khám phá những bí kíp du học khác nữa nhé!