Phát hiện: Thói quen tổ chức thời gian hàng ngày của giới thiên tài

Các công trình nghiên cứu về người nổi tiếng và thiên tài trong lịch sử con người thường nhắc đến 2 yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công: thói quen và động lực. Nếu động lực đôi khi chỉ tạo ra những tác động nhất thời và ngắn hạn, thì thói quen luôn có tính nhất quán và bền vững. Thói quen thực sự là nhân tố thúc đẩy con người làm việc và phát triển liên tục.

Cách thiên tài tạo thói quen

3 yếu tố giúp hình thành và duy trì một thói quen (cả tốt hay xấu) là:

  • Được nhắc nhở
  • Thực hành thường xuyên
  • Gặt hái thành quả

Ví dụ, thói quen rửa mặt hàng ngày thường được nhắc nhở là luôn rửa mặt sạch sau khi đánh răng, quy trình này được thực hiện mỗi ngày và thành quả là một cảm giác sạch sẽ cho bản thân.

Được nhắc nhở chính là chìa khóa then chốt khi cần tạo ra một thói quen mới. Bạn có thể đã có quá nhiều thứ phải theo dõi và ghi nhớ mỗi ngày, nên cách dễ nhất để được nhắc nhở làm một thói quen mới là thực hiện nó như là một phần của chuỗi các hành vi đã quen làm. Bạn có thể liệt kê ra các hoạt động hàng ngày của bản thân (như đánh răng, mặc quần áo, ăn sáng, v.v…) và các sự kiện thường sẽ xảy ra trong ngày (như kẹt xe, kết thúc nghe một bài hát, ngắm mặt trời lặn, v.v…) để chọn ra thời điểm bổ sung thói quen mới vào chuỗi hoạt động này.

Những lầm tưởng về thói quen mà thiên tài không-bao-giờ-mắc

– Đừng nhầm lẫn giữa thói quen với những mục tiêu cuộc sống: Ai cũng mong muốn cuộc sống được khá giả hơn, sức khỏe dẻo dai hơn, nhưng mỗi người cần nỗ lực từ từng thói quen nhỏ trước, và theo thời gian, mới dần đạt tới những mong ước to lớn kia. Thói quen không làm bạn thay đổi ngay trong ngày một ngày hai.

– Đừng kỳ vọng vào một mục tiêu thay đổi quá cao: Khi một thói quen mới được bắt đầu, hiệu quả thực hiện có thể chưa hoàn hảo, quan trọng là bạn phải kiên định duy trì thói quen đó đều đặn. Hãy tự hỏi bản thân: Mình nên đặt ra mục tiêu ban đầu như thế nào để thấy vừa sức và có thể duy trì lâu dài?

readnp

– Đừng tiết kiệm lời khen cho bản thân: Từng thành quả nhỏ nhất đều đáng được tưởng thưởng. Hãy biết tự động viên bản thân mỗi khi thói quen của bạn đạt được một bước tiến mới, hoặc đơn giản chỉ là tự thưởng cho bản thân một bữa ăn ngon để ghi nhận một thói quen mới. Những cảm xúc tích cực này sẽ nhắc nhở bản thân bạn rằng thói quen nhỏ này đang góp phần đẩy bạn lại gần hơn với mục tiêu to lớn của mình (như để trở nên giỏi giang hơn, xinh đẹp hơn, chuyên nghiệp hơn v.v.)

– Đừng ngần ngại chia sẻ với bạn bè: Một nhóm bạn cùng chí hướng có thể cùng nhau tạo ra thói quen mới bằng cách ghi chép lại hoặc quay lại quá trình thực hành các thói quen và chia sẻ với bạn bè trên facebook, thách đố nhau (vd: thách thức 100 ngày push-up, 7 ngày ăn chay, 1 tháng không sử dụng plastic, v.v…). Những lời tán thưởng từ người thân và bạn bè là cỗ máy tạo động lực tốt nhất cho hành trình hoàn thiện thói quen mới của bạn.

Thói quen tổ chức thời gian hằng ngày của 6 thiên tài…

Ludwig van Beethoven, nghệ sĩ dương cầm và nhà soạn nhạc người Đức:

  • 6am, Dậy và ăn sáng
  • 6:30am, Làm việc với nhạc
  • 2pm, Ăn trưa
  • 3:30pm, Tập thể dục 1 tiếng
  • 4:30pm, Giải trí
  • 9pm, Ngủ

Benjamin Franklin, nhà bác học người Mỹ:

  • 5am, Dậy, vệ sinh cá nhân, cầu nguyện, sắp xếp công việc trong ngày, ăn sáng
  • 8am, Làm việc
  • 12pm, Đọc sách, ăn trưa
  • 2pm, Làm việc
  • 6pm, Tắm rửa, ăn tối, giải trí, gặp bạn bè, tổng kết công việc trong ngày
  • 10pm, Ngủ

Franklin thường hỏi chính mình mỗi ngày hai câu: “Hôm nay mình sẽ làm gì?” mỗi sáng thức dậy và “Hôm nay mình đã làm được điều gì tốt đẹp?”mỗi tối trước khi đi ngủ.

Charles Darwin, nhà bác học người Anh:

  • 7am, Dậy và đi dạo bộ
  • 7:30am, Ăn sáng
  • 8am, Làm việc
  • 9:30am, Đọc thư
  • 10:30am, Làm việc
  • 12pm, Tập thể dục (thường là đi bộ)
  • 12:30pm, Ăn trưa
  • 1pm, Đọc báo
  • 2pm, Trả lời thư
  • 3pm, Nghỉ trưa
  • 4pm, Đi bộ
  • 4:30pm, Làm việc
  • 5:30pm, Giải trí, Đọc sách
  • 7pm, Ăn tối
  • 8pm, Thời gian cho gia đình
  • 9pm, Đọc tài liệu công việc
  • 10pm, Nằm trên giường ‘suy tư’
  • 12am, Ngủ

Pablo Picasso, nghệ sĩ người Tây Ban Nha:

  • 11am, Dậy, ăn sáng, giải trí
  • 3pm, Công việc sáng tạo
  • 10pm, Ăn, giải trí
  • 11:30pm, tiếp tục công việc sáng tạo
  • 3am, Ngủ

Honoré de Balzac, nhà văn người Pháp:

  • 1am, Dậy, bắt đầu viết
  • 8am, Nghỉ ngơi, ngủ
  • 9:30am, tiếp tục viết, uống cho tới 50 ly café đen
  • 4pm, Tập thể dục
  • 4:30pm, Tắm, gặp gỡ bạn bè
  • 6pm, Ngủ

Sigmund Freud, bác sĩ và nhà tâm lý học người Áo:

  • 7am, Thức dậy, ăn sáng, cạo râu
  • 8am, Chăm sóc bệnh nhân
  • 12pm, Nghỉ
  • 1pm, Ăn trưa
  • 2pm, Đi dạo quanh Vienna ‘với tốc độ tuyệt vời’
  • 3pm, Tư vấn và điều trị bệnh nhân
  • 9pm, Ăn tối, dành thời gian cho gia đình
  • 10:30pm, Đọc sách, viết báo
  • 1am, Đi ngủ

…và các vĩ nhân khác trên thế giới

DailyR

Xanh da trời: Ngủ; 
Đỏ: Làm việc và sáng tạo; 
Xanh lá cây: Giải quyết công chuyện hàng ngày, việc hành chính; 
Vàng: Ăn uống/ Giải trí; 
Tím: Luyện tập thể dục thể thao; 
Xám: Các hoạt động khác. 
(Nguồn: Podio.com)

Điểm tương đồng lớn nhất giữa các lịch làm việc của nhiều vĩ nhân ở trên là: họ luôn có một khung giờ chung hàng ngày. Mỗi ngày, họ luôn đi ngủ vào cùng một giờ và thức dậy vào một giờ gần như chính xác trong mọi buổi sáng. Tương tự với thời gian ăn uống, luyện tập thể dục hầu như mỗi ngày. Thời gian làm việc dài và rất tập trung. Phần lớn họ cũng đều dành thời gian hằng ngày dành cho giải trí, cho gia đình và bè bạn.

Các thiên tài trên đều từ các thời kỳ lâu đời so với xã hội hiện đại chúng ta, như vậy, họ không có (hoặc không bị) làm phiền bởi các công cụ truyền thông hiện đại như internet, điện thoại hay tivi.

Khác với các vĩ nhân cổ đại, hầu hết những người thành công và nổi tiếng hiện nay chỉ thường trả lời chung chung về cách tổ chức thời gian trong ngày, và rất ít khi đi vào chi tiết cụ thể. Có lẽ là vì khái niệm về thành công ở thời hiện đại không chỉ được cấu thành từ một/hai lĩnh vực đơn thuần mà là sự kết hợp phức tạp của nhiều yếu tố nội tại và ngoại tại. Ví dụ, Jeff Bezos và Elon Musk từng nói rằng lịch làm việc của họ đều rất khác nhau qua từng ngày.

Xây dựng kế hoạch mỗi ngày của riêng bạn

Dưới đây là một mẫu lịch trình sinh hoạt cá nhân phù hợp với nhiều du học sinh bậc đại học:

  • 7:30am, Dậy, tắm rửa vệ sinh cá nhân
  • 8am, Ăn sáng
  • 9am, Học bài
  • 11:30am, Xử lý các đầu việc sáng tạo
  • 12:30pm, Ăn trưa
  • 1pm, Học bài
  • 2:30pm, Làm việc
  • 5:30pm, Tập thể dục
  • 7pm, Ăn tối
  • 8pm, Thời gian cho gia đình & bạn bè
  • 9pm, Giải trí
  • 10pm, Ngủ

Chỉ cần bạn biết áp dụng thành tạo 3 yếu tố như ở đầu bài (Được nhắc nhở, Thực hành thường xuyên, Gặt hái thành quả) thì chắc chắn bạn sẽ sớm có những thói quen mới đầy tích cực trong một lịch trình sinh hoạt hiệu quả.

Ví dụ, bạn có thể bổ sung thói quen tập thể dục bằng cách đặt chỉ tiêu 10 lần chống đẩy trong tuần đầu tiên, rồi 20 lần cho tuần sau, rồi tăng dần lên thành 30-40 lần trong các tuần kế tiếp, cho đến khi nó trở thành thói quen và giúp cơ thể bạn năng động hơn, khỏe mạnh hơn, xinh đẹp hơn.

Tóm lại, quá trình xây dựng và hình thành các thói quen không phải là một quá trình dễ dàng hoặc nhanh chóng. Nó đòi hỏi sự nghiêm túc và kiên trì từng ngày. Nhưng sau một vài tuần hoặc vài tháng, bạn sẽ thấy cuộc sống của bạn được cải thiện đáng kể, một cách đều đặn, từng mục tiêu nhỏ, và bạn sẽ trở thành con người mà mình mong muốn.