Tất tần tật về kinh nghiệm "an cư" cho du học sinh xa nhà

Tìm kiếm nơi ở là vấn đề vô cùng quan trọng và được các bạn sinh viên coi là việc “thứ yếu” dù có sống trong nước hay du học ở phương trời mới. “An cư lập nghiệp” đúng với tất cả mọi người chứ không riêng gì du học sinh, nhưng luôn có vô vàn lý do khiến kế hoạch của mọi người bị trì hoãn.

Một trong số đó là việc rất khó có thể hình dung ra nơi bạn sẽ sống ở đầu bên kia nửa vòng trái đất. Các trang web tìm kiếm nhà ở và trung tâm môi giới thường “hô biến” hình ảnh nơi cho thuê của họ trông sạch đẹp hơn thực tế bằng cách điều chỉnh góc chụp, ánh sáng; còn những góc xấu thì bị giấu lẹm. Hoặc nếu bạn tạm chấp nhận nội thất và đồ dùng trong phòng thì làm sao bạn biết được wifi có mạnh, sóng điện thoại có ổn định hay bạn có bị làm phiền bởi tiếng ồn từ phòng kế bên hay không?

Hãy cùng điểm qua những mẹo nhỏ có thể giúp bạn trong thời gian du học nhé.

1, Bắt đầu ngay và luôn

Ngay sau khi nhận được thư mời nhập học, nhiều bạn sinh viên đã bắt đầu công đoạn tìm nhà ở và không ít chủ nhà áp dụng quy tắc “đến trước hưởng trước”. Tuy vậy, các trường đại học, cao đẳng sẽ hỗ trợ “nhà ở” hay còn được gọi là ký túc xá cho hầu hết sinh viên năm nhất.

Hãy liên hệ nhà trường về vấn đề chỗ ở sớm nhất có thể. Trang web trường hay phòng hỗ trợ sinh viên là nơi lý tưởng để bạn bắt đầu đấy.

2, Thoả sức trải nghiệm

Đừng mặc định rằng cư xá là lựa chọn tốt nhất (và duy nhất) cho sinh viên xa nhà. Những người bạn “hợp cạ” luôn ở quanh ta, vậy thì sao bạn lại không tìm một nơi nào để sống cùng nhau nhỉ? Bạn cũng nên nghĩ đến những kỳ nghỉ đông lạnh lẽo một mình trong kí túc xá khi mọi người đều trở về nhà.

Nếu bạn theo một khoá học ngôn ngữ thì thời gian ở cùng các gia đình bản địa sẽ là một trải nghiệm đáng giá.

3, Mở rộng mối quan hệ

Đôi khi cách tốt nhất để tìm được một nơi ở là thông qua một người giới thiệu. Chủ nhà thường tin tưởng vào người quen biết nhiều hơn là với một du học sinh chân ướt chân ráo, điều này có thể giúp bạn gây dựng lòng tin từ người cho thuê nhà đấy.

Tham khảo kinh nghiệm từ những cựu du học sinh. Nên nhớ rằng bạn không bao giờ đơn độc, có rất nhiều sinh viên tìm đến vùng đất mới giống bạn và không ít người đã trở về quê nhà, vì thế hãy mạnh dạn hỏi họ nhé. Bạn cũng đừng quên rằng luôn có vô vàn hội nhóm du học trên Facebook để bạn kết nối với những người cùng chí hướng.

4, Tránh dính “của ôi”

Trường hợp bạn đã tìm được một căn hộ phù hợp ở trên mạng và chủ nhà yêu cầu tiền cọc thì sao? Điều cần làm là hiểu các địa điểm tương tự trong khu vực để so sánh giá cả và đảm bảo rằng bạn không bị “chém”. Nếu bạn dự định lưu trú hơn một tháng thì hãy tham khảo thật kỹ trước điều khoản trong các hợp đồng thuê nhà, nó sẽ giúp bạn luyện tập khả năng ngoại ngữ trước khi khởi hành.

5, Tận dụng các dịch vụ có sẵn

Luôn có những dịch vụ có sẵn như Studapart, nơi trung gian giữa bạn và chủ nhà trọ hỗ trợ sinh viên quốc tế tìm kiếm chỗ ở. Dịch vụ này rất đáng tin cậy và sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn “an cư” khi xa nhà.

6, Đừng quá lo lắng

Nếu vẫn không tìm được một nơi nào để ở thì bạn cũng đừng lo sợ – việc trọ tại một hostel giá rẻ hay “nương thân” tạm trên chiếc sofa của một người bạn trong vài tuần sẽ cho bạn thời gian thong thả để tìm địa điểm thích hợp. Còn nữa, khi bạn không thể chịu đựng chỗ ở hiện tại thì hãy…chuyển nhà, biết đâu đó sẽ trở thành một câu chuyện thú vị trong các buổi phỏng vấn xin việc của bạn sau này?