Ăn gì, ở đâu với các tín đồ món chay khi đi du học?

Tìm kiếm địa điểm ăn uống chưa bao giờ là dễ dàng với những ai vừa đặt chân đến một đất nước mới. Nhất là khi thời gian lưu trú của bạn kéo dài nhiều tháng hay thậm chí nhiều năm, bạn càng nên cân nhắc những món có thể và không thể “nuốt” nổi, vì biết đâu những sự cố về ăn uống sẽ là nỗi “ám ảnh” của bạn đến nhiều năm sau khi đi du học về.

Tùy vào việc du học ở đâu mà khái niệm về chế độ ăn uống có thể khác nhau hoặc tuỳ vào mục đích cá nhân. Chẳng hạn như, ở một số nước, người dân ăn chay rất nhiều với mục tiêu vì sức khoẻ, hay một số nơi khác, người ta muốn hạn chế giết mổ động vật, nhưng bên cạnh đó cũng không ít người ăn chay để hướng đến luân lí tôn giáo, môi trường, văn hoá hay chính trị.

Đứng giữa nhiều lí do để chọn cho mình một chế độ ăn phù hợp, nhiều du học sinh (đặc biệt là tín đồ món chay) không ngần ngại bắt đầu tìm hiểu về văn hóa ẩm thực của nước bạn ngay từ khi ở nhà, nhưng một số bạn lại không quá đặt nặng vấn đề này.

Với những quốc gia như Úc, Mỹ, Argentina và Nhật Bản, văn hoá ăn thịt là một bản sắc lâu đời khi ẩm thực của những nước ngày hầu như đều gắn liền với thịt bò, cừu, tôm và các loại thịt gia súc.

Tuy vậy, bạn vẫn có thể tìm được không ít các thiên đường ẩm thực “thực vật” ở các nước này. Tại Mỹ, những thành phố như Seattle, San Francisco, Portland, Austin và New York đều là nơi có vô số nhà hàng chay bật nhất lẫn các siêu thị luôn cung cấp nguyên liệu chế biến.

Những thành phố lớn thường luôn đáp ứng được nhu cầu ăn chay phong phú của du học sinh, nhưng bạn cũng nên lưu ý từ ngữ diễn đạt của mình khi gọi món để tránh gọi “nhầm” những món không thể ăn. Các thành phố như Barcelona, Berlin và Paris cũng là nơi lý tưởng cho các tín đồ ăn chay dù thực đơn có thể hạn chế hơn khi ở Tây Ban Nha, Ý và Pháp nói chung.

Ở bất kỳ thành phố có nền văn hoá đa dạng nào (đặc biệt là nơi có trường đại học) đều có ít nhất một hai nơi “cứu cánh” bạn qua những ngày “chân ướt chân ráo” đến khi bạn tìm được cho mình một nhà hàng hay siêu thị phù hợp, vài thanh ngũ cốc hỗn hợp biết đâu sẽ là ý tưởng tuyệt vời cho bạn đấy!

Nói về các quốc gia ăn chay thì Ấn Độ hoàn toàn phù hợp cho mọi tín đồ ẩm thực chay, vì đất nước này tập trung chủ yếu đạo Hindu và Kỳ-na giáo (Jainism), đồng thời Đạo giáo (chủ yếu ở Trung Quốc) và Phật giáo cũng theo chế độ ăn này. Ở Israel, luật Kashrut không cho phép ăn chung thịt và đồ ăn làm từ sữa, còn ở vài quốc gia Châu Phi như Ethiopia có những ngày chỉ tồn tại thực đơn thuần chay.

Tôn giáo cũng là lí do tạo ra sự đa dạng phong cách ăn uống, chẳng hạn như người Anh thường rất rộng mở với văn hoá ăn chay, có lẽ một phần nhờ sự phát triển của các tín ngưỡng tôn giáo đặc sắc trong thế kỷ 18.

Nếu bạn đi du học hoặc du lịch đến những quốc gia có văn hoá quá “phóng khoáng” thì lời khuyên chân thành dành cho bạn là: hãy học cách nhận biết những chuẩn mực ăn chay khác nhau. Trong cộng đồng các tín đồ ăn chay vẫn luôn có đôi chút bất đồng về mức độ phân loại thực phẩm, như: đồ ăn nào được coi là thịt? thức ăn nào vẫn coi là đồ chay? Chẳng hạn như trứng và sữa là các thực phẩm chay phổ biến. Một vài người cho rằng cá cũng được xếp vào các món chay. Không ít người khác chỉ ăn động vật có vú chứ không ăn bò sát hay chim chóc.

Đôi khi thật khó để so sánh tiêu chuẩn ăn uống của bạn với người khác khi đi du học. Có thể bạn gặp nhiều chướng ngại vật trên con đường thích nghi với ẩm thực địa phương, nhưng cái nhìn khách quan và cách thể hiện bản thân phù hợp sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn. Luôn nhìn vấn đề từ nhiều phía, đừng bao giờ sợ hãi về khác biệt văn hoá, và rồi bạn sẽ gặt hái nhiều “quả ngọt” kiến thức lẫn sức khoẻ.